KINH DOANHKINH TẾ

Làng mai Tân Tây, Chanh không hạt Bến Lức những sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng tại Long An

Mới đây CLBDN- CCB tỉnh Long An đã có buổi tổng kết 3 năm thành lập đã có chuyến giao lưu tham quan làng mai xã Tân Tây huyện Thạnh Hóa,và các nông trại trồng Chanh không hạt tại xã Bình Đức, huyện Bến Lức tỉnh Long An

Chanh không hạt đang đống thùng xuất khẩu qua Hà Lan

Thương hiệu Chanh không hạt xuất khẩu Bến Lức

Theo các báo cáo của CLB Doanh nhân – CCB tỉnh Long an về các chương trình hợp tác, hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nâng cao chất lượng sống của các hội viên hội cựu chiến binh và nhân dân trong tỉnh cho tới nay đã đạt những thành quả tích cực, tiêu biểu như mô hình trồng chanh không hạt tại xã Bình Đức, huyện Bến Lức và làng mai Tân Tây huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An.

Các đại biểu Trung ương hội Doanh nhân CCB-CQN và đia phương dự hội thảo

Ông  Nguyễn Tấn Đảo phó Chủ tịch hội CCB tỉnh Long An cho biết: từ khi tỉnh xác định cây chanh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở các xã vùng cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế, các ngành chuyên môn ở huyện Bến Lức từ đó, huyện Bến Lức đã chính thức thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp Thạnh Hòa, mở hướng đi mới cho cây chanh Bến Lức năm 2014, với hoạch định chiến lược lập quy mô diện tích chanh không hạt, xây dựng vùng chuyên canh, định hướng phát triển mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Thị trường tiêu thụ trái chanh trên địa bàn huyện khá phong phú như tiêu thụ trong nước và xuất khẩu qua đường chính ngạch, đường tiểu ngạch, xuất sang thị trường Châu Âu, các nước Trung Đông và các quốc gia trong khu vực khối Asian.

Mong muốn phát triển bền vững, huyện Bến Lức đã thường xuyên tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, chủ trương hướng nông dân vào sản xuất kinh tế hợp tác. Từ cuối năm 2011, huyện Bến Lức đã xây dựng thương hiệu độc quyền chanh Bến Lức. Chính quyền địa phương và các cấp, các ngành trong huyện cũng đã xúc tiến tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm cây chanh, mở rộng các mối quan hệ hợp tác đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp đến đặt các cơ sở thu mua, chế biến trái chanh trên địa bàn huyện.

Ông Nguyển Tấn Đào Phó Chủ Tich CCB Viêt Nam tỉnh Long An. Trao đổi với Hội viên kỷ thuật trồng chanh Tân Lập, Thanh Hóa, tỉnh Long An

Bên cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo ngành nông nghiệp tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ người nông dân đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở nhiều lớp hướng dẫn trồng chanh, xây dựng vùng nguyên liệu chanh theo quyết định của UBND tỉnh Long An về thực hiện Đề án “Sản xuất và tiêu thụ chanh thương phẩm” tới nay đã đạt được thành quả rất tích cực như riêng xã Bình Đức có 125 ha trồng chanh không hạt Chủ nhiệm CLB trồng chanh Nguyễn Văn Tươi cho biết trong thời gian tới sẽ phấn đấu phát triển thêm nhiều ha trồng chanh nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

 Cánh đồng Mai Tân Tây tạo điểm nhấn cho du lịch Long An

Theo ông Nguyễn Văn Hoàng chủ nhiệm CLB trồng Mai Tân Tây cho biết trước đây xã Tân Tây chỉ là một vùng bưng nghèo với hai vụ lúa cho đến hôm nay đã vươn lên thành làng mai Tân Tây nổi tiếng vùng Tháp Mười. Những Cựu chiến binh đến người dân “hai lúa” ngày nào, giờ đã trở thành nghệ nhân chơi mai nổi tiếng trong đó những bước đi tiên phong trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng gồm ông và hai đồng chí Phạm Văn Trọng, Phạm Văn Đựng đều là Cựu chiến binh tại xã biến những thửa ruộng nhiễm phèn kém hiệu quả thành những vườn mai đạt lợi nhuận cao sau 4 đến 5 năm.

Ông Châu Văn Đức – Phó Chủ Nhiêm Doanh nhân Câu Lạc Bộ CCB-CQN tỉnh Long An trao đổi với Hội viên CCB kỉ thuật trồng mai vàng.

Ông Hoàng cho biết đến Tân Tây vào những ngày này, không khỏi choáng ngợp trước tán mai vàng xanh mượt trãi khắp cánh đồng. Hình ảnh nông dân chân lấm tay bùn trên những thửa tràm bạt ngàn hay ruộng lúa xanh tươi đã được thay vào đó là những gốc mai vàng mơn mởn đã làm cho làng quê trên vùng Đồng Tháp Mười tràn đầy sức sống.

Các đồng chỉ lãnh đạo Hội CCB Việt Nam tỉnh Long An

Hiện nay những gốc mai có giá từ vài chục triệu, trăm triệu đến hàng tỉ đồng không còn lạ ở làng mai Tân Tây bởi cây mai trong làng nghề mang những nét đặc trưng: Dáng đẹp, gốc to, da vàng rực,… được giới sành chơi cây cảnh đánh giá cao.

Cây mai xã Tân Tây được UBND tỉnh công nhận làng nghề trồng mai vào táng 7/2020.  Vẻ đẹp đặc trưng của cây mai vàng Tân Tây là được nghệ nhân tạo giàn đế và bộ rễ từ lúc mới trồng nên đến khi cây trưởng thành đẹp hơn các nơi khác ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây, cây mai vàng phát triển mạnh mẽ ở địa phương này. Nếu như năm 2018, toàn xã có hơn 180ha đất tràm, đất lúa được người dân chuyển sang trồng mai vàng thì đến cuối năm 2020 đã tăng lên 265ha với 300 hộ dân chuyên trồng mai kiểng. Bình quân mỗi hécta trồng được khoảng 2.000 gốc mai vàng, sau 4 năm chăm sóc, trừ chi phí, người dân thu về lợi nhuận hơn 800 triệu đồng/ha/năm.

Đoàn tham quan Hội CCB TỈNH Và địa phương làng mai vàng Tân Lập, Thạnh hóa, Long An.

Từ ngày làng mai được công nhận làng nghề, thu thập của người trồng mai tăng lên khá cao, tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương với mức thù lao từ 500.000-800.000 đồng/ngày/người. Năm 2020, tổng thu nhập của người trồng mai trong xã đạt hơn 70 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về cao gấp 20 lần so với trồng lúa.

Phó Chủ Nhiệm CLB Doanh Nhân CCB-CQN tỉnh Long An phát biểu tại hội trường

Theo định hướng của địa phương đến năm 2025 là phát triển làng mai gắn với du lịch.

Thành Xuân – Hữu Hiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *